Mô hình dự án 1

Dự án cây xanh đo thị được thực hiện dựa trên ý tưởng sáng tạo, phù hợp với cảnh quan nhà vườn, trường học, khu đô thị kiểu mới.

Mô hình dự án 2

Mô hình được xây dựng dành riêng cho khu vui chơi giải trí, mọi thiết kế đều dựa trên sự sáng tạo và công nghệ thông minh.

Mô hình dự án 3

Mô hình được xây dựng dành riêng cho khu vui chơi giải trí, mọi thiết kế đều dựa trên sự sáng tạo và công nghệ thông minh.

Mô hình dự án 4

Mô hình dự án thi công đồi Tùng tại Như Quỳnh

Mô hình dự án 5

Mô hình dự án trồng cây tại chùa Tây Thiên.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Bán cây bụt mọc - Cây công trình

Bụt mọc là một cây cảnh có đặc điểm khá ấn tượng. Với hình dáng tựa như những bức tượng điêu khắc. Làm cho cây thu hút được ánh nhìn kỳ lạ của nhiều người.

- Bụt mọc tên thường gọi là cây bụt mọc
- Thuộc họ bụt mọc – Taxodiaceae
- Đặc điểm hình thái của cây phụ thuộc nhiều vào những địa điểm, vị trí địa lý trên toàn thế giới.
Bụt Mọc trước đây chủ yếu tồn tại ở vùng đông nam Hoa kỳ, từ Delaware cho tới Texas và mọc trong đất liền tới sông Mississippi >>> miền nam Indiana. Thuộc loài cây ưa nước, nên mọc nhiều tại các con sông màu mỡ đất phù sa.
Đối với các cây bụt mọc mọc ở ao, thường xuất hiện tại các khu vực sông nước đen chảy chậm, vùng ao hồ đầm lầy, nơi các các trầm tích ngập lụt giàu phù sa. Bạn cũng có thể thấy được cây bụt mọc khá nhiều ở ao cá của Bác Hồ.

Gỗ cây bụt mọc được đánh giá khá cao. Bởi lõi bụt mọc có sức chống chọi với mối mọt rất cao,.
Vỏ cây bụt mọc được sử dụng là lớp phủ bổi trong nông nghiệp.
Cây bụt mọc trưởng thành có thể cao tới 40 – 50 m, lá rụng cùng với cành. Tán xòe rộng, hình trụ tròn, rễ khí sinh nổi rõ trên mặt đất.
Vỏ cây có màu nâu nhạt, nứt dọc thân.

Lá mọc so le, xếp thành 2 dãy trên cùng một mặt phẳng.
Nón có nón cái và nón đực. nón cái mọc riêng lẻ ở đầu cảnh, nón đực mọc thành cụm ở thành chùy cùng nằm trên một mặt phẳng.
Nón quả có hình cầu hoặc hình trứng, vảy nón quả dày, hóa gỗ, hình khiên. Vảy mang hai hạt dẹp hình ba cạnh, có 3 cánh dày.
Cách nhân giống
Bụt mọc có thể nhân giống bằng hạt.
Người ta cũng hay sử dụng cây trồng để làm cảnh ở trong chậu.
Tác dụng:
Cây bụt mọc cũng có khá nhiều tác dụng khác nhau: Nón có tính lợi tiểu sử dụng trị bệnh thấp khớp.
Mọi thông tin mua bán cây bụt mọc công trình liên hệ:
Địa chỉ: Số nhà 42, ngõ 20, phố Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0979 981 613
Email: cayxanhhoanggia.vn@gmail.com

5 loại cây cảnh ban công bảo vệ ngôi nhà

Trồng cây, hoa không chỉ giúp ban công nhà bạn đẹp hơn, mà còn có tác dụng hóa giải những ảnh hưởng xấu của phong thủy tới nhà bạn.
Ban công tuy chỉ là góc thư giãn, lấy gió, ánh sáng hay tạo hình cho kiến trúc nhà ở nhưng cũng có vai trò mang lại nhiều vượng khí cho ngôi nhà nếu được thiết kế thuận theo phong thủy.
Dù là một khu vực nhỏ trong nhà, nếu có điều kiện bố trí, thiết kế theo phong thuỷ cũng mang lại nhiều niềm vui cho gia đình. Khi thiết kế ban công, không phải ai cũng có thể tìm cho nhà mình nơi đặt vị trí ban công vừa hướng ra cảnh quan đẹp vừa hợp lý với cách bố trí trong nhà.
Hướng từ ban công nhìn ra môi trường xung quanh không tốt theo quan niệm của phong thủy, ví dụ như trước cửa có góc nhọn chỉ vào nhà, đường đâm thẳng vào nhà, hoặc nhà đối diện với miếu, bệnh viện. Hay hướng của ban công không hợp với mạng của bạn… thì bạn có thể bài trí những cây cảnh có tác dụng hóa giải.
Nhà đẹp sẽ giới thiệu cho bạn một số loại cây cảnh rất dễ trồng, dễ chăm sóc vừa có tác dụng làm đẹp trang trí, tạo không gian đẹp mắt cho ban công vừa có ý nghĩa phong thủy, bảo vệ ngôi nhà.
1. Cây xương rồng
Hình dáng của cây xương rồng rất đặc biệt, cây thân phát triển hướng lên trên, giống như xương của con rồng với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài.


2. Cây hoa hồng
Hoa hồng là loại cây rất đẹp, có hương sắc để trang trí cho ban công. Khi trồng ở ban công nên chọn loại hoa hồng thân gai có tác dụng hóa giải điều xấu, thích hợp với những nhà có nhiều phụ nữ.


3. Cây huyết long
Loại cây có lá bé, dài màu xanh thẫm, ở giữa lá có đốm vàng. Huyết long cũng là loại cây dễ chăm sóc và có sức sống mạnh mẽ. Đây cũng là loại cây có thể ngăn chặn những khí xấu xâm nhập vào nhà.


4. Cây ngọc kỳ lân
Cây ngọc kỳ lân phát triển theo hướng ngang, vững vàng, khỏe mạnh, có tác dụng trấn giữ ngôi nhà.


5. Cây đỗ quyên
Loại cây này cũng dễ sống, hoa lá nhiều và có gai. Đỗ quyên không chỉ có tác dụng hóa giải những hình khí xấu nơi ban công mà còn có tác dụng mang đến nhiều vận may cho gia chủ.


Đối với những ngôi nhà ở tầng 1, không có ban công mà chỉ có vườn hoa thì cũng có thể trồng những loại cây kể trên đều có tác dụng hóa giải hiệu quả.
Nguồn: (Khampha.vn)

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Bán cây cau vàng - Cây xanh công trình

Cây cau vàng công trình là một loại cây được các nhà vườn lựa chọn như một giống cây trồng có sức hút mãnh liệt. Đối với khi hậu nhiệt đới như tại Việt nam, Cau Vàng là đối tượng khá phù hợp và nó có thể giúp cho không gian nhà vườn của bạn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Cây cau vàng trồng trong chậu cảnh

Cùng thuộc họ cau nhưng có điểm khác biệt, cây cau vàng được xếp vào nhóm cây cảnh văn phòng, cây thiết kế ngoại thất để tạo điểm nhấn cho các tiểu cảnh sân ườn, hành lang.
Cau vàng trồng làm cảnh ở hành lang
Đặc điểm cây cau vàng
Cây cau vàng mọc thành từng bụi, các cây xen kẽ lẫn nhau khá dày, gốc cây luôn đâm nhánh mới ở bên, những cây cao xen lẫn vào cây thấp tạo từng tầng lớp cao thấp rất đẹp. Cây Cau Vàng chỉ cao từ 1 đến 2 m nếu được trồng ở trong chậu. Còn khi trồng ngoài trời Cây cao có thể cao tới 7m. Thân cây mọc thẳng như cây cau vua, thân cây có màu xanh pha trộn thêm vàng, nhìn rất bắt mắt.
Kèm mỗi Lá cây là những bẹ mềm bóng, cuống lá tròn, phiến lá có dạng kép lông chim, có màu vàng nhạt.
Đặc điểm hoa cau
Hoa mọc thành từng cụm đơn tính, có chung gốc, chùm hoa to vàng, dài chừng 40cm, phân nhiều nhánh và dày đặc.
Cây Cau có tốc độ sinh trưởng trung bình,  ra cành, nhánh nhanh và đều nên luôn cần cung cấp đủ nước để cây sinh trưởng, không nên để đất quá khô.
Ý nghĩa cây cảnh phong thủy – Tài lộc
Cau vàng giúp bạn thanh lọc không khí trong lành, hấp thụ các chât Xylene và Toluene có trong không khí, trừ tà khí. Bởi vậy, khi trồng cây cau vàng ở trong nhà bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của mọi người trong gia đình. Theo ý nghĩa phong thủy - Cây cau vàng có ý nghĩa giống như cây kim ngân, cây kim phát tài đó là mang lại sự thịnh vượng và giàu sang.
Mọi thông tin mua bán cây cau Vàng Công trình xin liên hệ:
Địa chỉ: Số nhà 42, ngõ 20, phố Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0979 981 613
Email: cayxanhhoanggia.vn@gmail.com

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Khám phá hương vị thốt nốt miền Tây

Người miền Tây thường nói: "Chỗ nào có cây thốt nốt công trình là chỗ đó có người Khờ-me sinh sống”, quả thật không ngoa. Nếu du khách có dịp đi về các huyện như Tri Tôn, Tịnh Biên (Châu Đốc) thuộc tỉnh An Giang, đâu đâu cũng thấy cây thốt nốt.
Cây thốt nốt là nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Khờ-me Nam bộ, và cũng là cây đặc sản của vùng Thất Sơn huyền bí nầy.

Lấy nước thốt nốt.
Cây thốt nốt trông xa tựa cây dừa, nhưng thân cây to và cao, lá xòe tán rộng như lá cọ. Mùa vụ thốt nốt bắt đầu khoảng từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch. Trái thốt nốt kết thành từng chùm, trái to tròn cỡ trái dừa xiêm, vỏ màu tím sậm. Ruột trái có những ngăn múi (khoảng 4 – 5 múi), được phủ bên ngoài một lớp vỏ lụa mỏng, bên trong có cơm dầy màu trắng, mềm dẻo giống như cơm trái dừa nước nhưng thơm ngon hơn. Đây là thức uống giải nhiệt ngày hè rất tuyệt vời! Chỉ cần cho cơm thốt nốt vào ly, thêm một muỗng đường và vài cục nước đá là ta có thể thưởng thức ngay hương vị đặc trưng của loại trái cây độc đáo khó quên nơi miền biên ải Tây nam của tổ quốc.
Lựa mua trái thốt nốt, du khách chú ý nhìn cái cuống còn tươi (không bị khô), trái đều đặn không bị móp, giập, và dùng tay búng vào vỏ trái để biết trái già hoặc non. Trái già cơm cứng, có vị lạt. Trái vừa ăn, cơm mềm, bên trong có một ít nước hơi ngọt, có vị beo béo và mùi thơm thoảng, rất ngon. Nhưng để chắc ăn và tránh việc mang xách nặng nề, nên mua phần cơm thốt nốt do người bán tách sẵn, tuy giá có cao đôi chút, nhưng phải dè chừng kẻo mua hàng cũ, có mùi ôi (chua) không đạt chất lượng.

Quả thốt nốt to bằng quả dừa xiêm.
Đặc sản từ cây thốt nốt rất phong phú. Ngoài cơm trái, còn có nước thốt nốt tươi (hoặc lên men) giải khát, đường thốt nốt, chè đậu xanh thốt nốt, và bánh thốt nốt nữa...
Để có được thành phẩm đường thốt nốt bán ra thị trường, người dân phải tốn rất nhiều công sức. Khi trời tờ mờ sáng phải mang thùng nhựa leo lên ngọn cây thốt nốt, cắt đầu cuống bông và treo thùng vào đó để hứng nước rỉ ra từ cuống (cây sung sức có thể cho 30 lít/ngày). Chiều đến leo lên đem thùng nước thốt nốt xuống đổ vào chảo nấu ngay trong ngày (tránh bị chua) cho đến khi nước thốt nốt keo lại đổ vào khuôn bằng ống tre để nguội. Sau đó, cắt thành từng miếng, và dùng lá thốt nốt khô gói lại từng cây trông giống như đòn bánh tét.
Bình quân 4 lít nước thốt nốt cho ra 1 kg đường. Đây là loại đường miếng tròn, màu vàng nhạt, có vị ngọt dịu, beo béo, thơm ngon, dùng để nấu chè hay làm bánh rất tuyệt! Và, món chè đậu xanh thốt nốt là một trong những “món chè đặc trưng”, gây ấn tượng nhiều trong lòng du khách vì ngon và lạ.

Cùi thốt thốt và nước đá thốt nốt.
Làm món chè đậu xanh thốt nốt tương đối đơn giản (tương tự như chè đậu xanh nha đam). Chỉ cần cho đậu xanh đãi vỏ vào nồi nấu mềm, thêm vài tán đường đường thốt nốt vào vừa khẩu vị. Sau cùng, cho cơm thốt nốt, nấu mềm. Nhớ làm thêm chén nước cốt dừa đậm đặc nữa. Khi múc chè ra chén ăn, chan nước cốt dừa lên là xong.
Sẽ là thiếu sót lớn khi đến đây mà không thưởng thức món bánh gói thốt nốt, và bánh bò thốt nốt. Nguyên liệu chính để làm món bánh thốt nốt là: bột gạo + đường thốt nốt + nước cốt dừa + đậu xanh đãi vỏ nấu chín tán nhuyễn + bột vỏ trái thốt nốt già mài nhuyễn lược lấy nước pha chung vào bột gạo cho có mùi thơm đặc trưng.
Gạo phải chọn loại gạo lúa mùa ngon (thường là gạo cũ) ngâm nước lạnh khoảng 2 tiếng, xay thành bột. Cho tất cả nguyên liệu (bột gạo + đường thốt nốt + ít muối + nước cốt dừa + bột vỏ trái thốt nốt), trừ (cơm dừa + đậu xanh) cho vừa khẩu vị vào nồi nấu với ngọn lửa liu riu và dùng vá khuấy đều cho đến khi hỗn hợp bột hơi sền sệt (chưa chín hẳn), nhắc xuống. Dùng muỗng múc từng cục bột (cỡ nắm tay) đặt lên lá chuối tươi, lấy tay ép nhẹ bột xuống thành miếng mỏng tròn, dẹp rồi cho đậu xanh nấu chín, dừa xắt sợi vào giữa và gói bánh lại thành hình chữ nhật (như bánh gói) hay hình tháp (như bánh ít) tùy ý.
Khi bánh gói xong cho tất cả vào xửng hấp chừng vài tiếng là bánh chín. Lột phần lá chuối bên ngoài chiếc bánh gói thốt nốt, nhìn bột bánh màu vàng sáp cùng với “mùi thơm đặc trưng” của thốt nốt, của đậu xanh khiến khách nhàn du khó lòng cưỡng được cơn thèm phải thưởng thức ngay tại chỗ.

Bánh bò thốt nốt.
Còn món bánh bò thốt nốt, nguyên liệu chính cũng tương tự như trên (không có cơm dừa xắt sợi + đậu xanh nấu chín), nhưng đặc biệt bột phải ủ qua đêm, và trong hỗn hợp bột phải có thêm một ít nước cơm rượu để bột dậy (bánh chín xốp có rễ tre mới ngon). Sau đó, dùng vá đổ bánh vào khuôn (hình dáng tròn, vuông tùy thích) cho vào xửng hấp chín.. Bánh bò thốt nốt mềm, xốp, ngọt, thơm ngon, rất quyến rũ.
Vậy, còn chần chờ gì nữa - nhân dịp hè đến - mời các bạn cùng gia đình hãy tham gia tour du lịch Châu Đốc - An Giang để tham quan thắng cảnh và di tích lịch sử ở nơi đây, cũng như khám phá ẩm thực đặc sắc vùng Bảy Núi đầy bí ẩn này.
Bài và ảnh Hữu Tưởng
 Nguồn: vnexpress.net


Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Đặc điểm của cây bưởi công trình

Cây bưởi công trình là một cây ăn quả có nhiều dinh dưỡng, cây được lựa chọn rất nhiều trồng làm công trình cây mang lại giá trị kinh tế. Không chỉ vậy, bưởi còn sử dụng để tạo thành những cây bonsai bắt mắt vô cùng. Khiến cho giới cây cảnh thích thú với màu vàng óng và trĩu quả.
Cây bưởi diễn
Cây bưởi da xanh
Bưởi da xanh
Cây bưởi công trình
Cây bưởi  cây thân gỗ có kích thước trung bình với chiều cao từ 3 – 4m. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ, vỏ cây sần nhẹ có màu vàng xanh, trên bề mặt nhiều vết sẹo để lại do các cành già cỗi rụng xuống để lại, ở các vết nứt nhỏ đôi khi xuất hiện những vết nhựa chảy ra. Cây chỉ có 1 gốc chính, đường kính 5 đến 7cm và vươn ra 2 đến 3 cành lớn, từ các cành lớn lại toả ra nhiều cành nhánh, nhỏ nhưng dài. Thân cây có gai nhọn và sắc. Gai bưởi ứng dụng nhiều thứ trong cuộc sống.
-  Hoa bưởi  mọc kép, chúng thường mọc thành từng cụm lớn từ 6 đến 10 bông. Hương thơm dễ chịu giống như cây nguyệt quế.
-  Lá hình trứng, hơi nhăn. Chiều dài từ 10 – 12cm, rộng 4 – 6cm, dáng thuôn gọn, nhọn ở phần đầu. Màu xanh thẫm, bóng. Chúng mọc tập trung ở phần ngọn cành con, mỗi cuống từ 1 – 3 lá.
-  Một cây bưởi không cho quá nhiều quả đây là giống bưởi thường, nhưng đối với các giống bưởi được lai tạo như hiện nay, một cây bưởi có đường kính nhỏ cũng có thể cho tới 40 trái/ 1 cây. Quả bưởi thường mọc tại vị trí ngọn cành, hướng trĩu rủ xuống dưới, vì vậy, khi quả phát triển, người trồng thường phải có biện pháp giữ quả sao cho không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Quả Bưởi có hình cầu, kích thước to hay nhỏ phụ thuộc vào từng loại giống. Vỏ ngoài có màu xanh, xanh nhạt hoặc vàng óng. Lớp vỏ dày dặn, cùi mềm dày khoảng 1 – 2cm, cùi bưởi được sử dụng để nấu chè rất ngon. Trong quả gồm nhiều múi lớn nhỏ đan xen với nhau, dày, các tép mọng nước.

Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại bưởi  chính là bưởi chua hoặc bưởi ngọt. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cây được nghiên cứu và cấy ghép cho ra loại quả có vị chua ngọt rất ngon và dễ ăn.
Cây bưởi được lựa chọn trồng để thiết kế sân vườn, trồng làm cây cảnh bonsai, trồng làm cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao nhất là tại vùng đất Hưng Yên và Phú thọ.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Tác dung chữa bệnh của cây khế hiếm người biết

Cây khế có rất nhiều tác dụng trong y học, tất cả các bộ phân của cây đều được sử dụng chữa các loại bệnh như: ngứa, mụn nhọt, nhức đầu, sốt xuất huyết… Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về những tác dụng không ngờ của cây khế.

1. Tác dụng của lá khế trong việc trị ngứa
Sử dụng lá khế sắc lấy nước đặc để tắm hàng ngày sẽ giúp bạn chữa được các loại bệnh ngoài da như: Ghẻ nở, dị ứng, mẩn ngứa….
Khi làm thịt vịt, cho một chút lá khế vào nước đun lên sẽ làm cho lông ngan, lông vịt dóc, để vặt lông.
2. Tác dụng chữa bệnh ho của Hoa khế
Hoa khế phơi khô trị ho rất tốt. Công thức: Sử dụng hoa tẩm nước gừng hong khô. Bỏ vào lọ dùng dần, pha như trà để uống trong nhiều ngày sẽ hết bị ho.
3. Quả khế chứa nhiều vitamin C:

- Quả khế chứa nhiều vitamin C và các sinh tố vitamin dinh dưỡng khác. Trung bình mỗi ngày bạn nên ăn một quả khế để cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng.
- Quả khế chưa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón, trị bệnh trĩ.
- Nước ép quả khế ngọt được xem là một vị thuốc giúp giảm sốt hiệu quả.
- Khế muốn để dành dùng dần có thể cắt lát mỏng, nhúng nước muối rồi phơi khô mà không sợ bị mốc.
- Ngoài ra khế tươi (khế chua)còn được dùng làm gia vị chế biến các món ăn như kho cá, làm các món gỏi tai lợn, bì lợn...
4. Hạt Giúp tiết nhiều sữa trong quá trình nuôi con.
- Sử dụng hạt khế giã và sắc uống giúp các bà mẹ đang cho con bú tiết ra được nhiều sữa.
- Trường hợp bạn bị cảm cúm, sử dụng 2 – 3 quả khế chua, ép lấy nước uống sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.
5. Tác dụng trị bệnh của Vỏ khé

Khi nhà có trẻ bị lên sởi, hãy sử dụng vỏ khế bằng cách, cạo bỏ lớp vỏ sần bên ngoài, sau đó rửa sạch và sắc lấy nước cho trẻ uống, trẻ uống một vài lần sẽ khỏi. 
Mọi thông tin liên hệ mua cây xanh công trình giá tốt.
Địa chỉ: Số nhà 42, ngõ 20, phố Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0979 981 613
Email: cayxanhhoanggia.vn@gmail.com

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Tác dụng chữa bệnh của cây hoàng lan

Cây Hoàng Lan là một cây cảnh đẹp, được trồng nhiều để tạo cảnh quan cho các khu linh thiêng như chùa, miếu, các khu di tích lịch sử. Không chỉ vậy, cây còn có tác dụng cho việc chế thuốc chữa bệnh hữu ích.
Để các bạn hiểu rõ hơn về cây trồng này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số đặc điểm quý của loại cây này.
Cây hoàng lan có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh
1. Hoàng Lan trong việc chế biến các loại mỹ phẩm nước hoa.
Tại nhiều địa phương, cây Hoàng Lan được trồng rộng khắp để làm cây xanh công trình cho giá trị về kinh tế. Không chỉ vậy, hoa của cây có thể sử dụng để làm nước thơm gội đầu, tắm rửa. Cây hoàng Lan được trồng nhiều trong vườn nhà để trang trí tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn. Hoa của cây được sử dụng để trang trí phòng khác, trao tặng cho nhau trong các dịp lễ hội, ngày vui, thậm chí còn được dải trên giường ngủ trong đêm tân hôn. Tinh dầu của hoa hoàng lan được sử dụng trên khắp thế giới. Bởi vậy, cây được trồng và xuất khẩu với số lượng lớn để lấy hoa làm nước thơm, sản xuất tinh dầu thơm. Đặc biệt, loại nước chiết xuất từ hoa hoàng lan lại không chứa độc tố, không gây dị ứng cho da.
2. Cây trồng tạo cảnh quan sân vườn
Cây hoàng lan rất ít rụng lá, hình dáng của cây đẹp, tán rộng, dễ tạo tán đẹp. Hoa rất đẹp, có mùi thơm quyến rũ nên dược sử dụng cho việc trồng cây xanh đường phố, công viên, khu đô thị, nhà vườn…
3. Cây hoàng lan sử dụng để làm thuốc.
Công dụng trị bệnh của hoa hoàng lan
Vỏ cây hoàng lan dùng để chữa đau bao tử, nhuận trường. Hoa khô dùng để làm thuốc trị bệnh sốt rét, còn hoa tươi giã nhuyễn để trị bệnh dời leo.
Chiết xuất từ tinh dầu hoa hoàng lan có thể trị chứng nghẹt thờ, huyết áp cao, hen suyễn, nhức đầu, thống phong….