Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Phương pháp trồng cây trúc quân tử

Cây trúc quân tử là loại cây nằm trong bộ tứ bình (Tùng, Cúc, Trúc, Mai), những loại cây trồng đại diện cho nghệ thuật văn hóa phương Đông. Cây trúc quân tử được tượng trưng cho những người quân tử, có trí tuệ uyên bác, vững vàng khi gặp phải nghịch cảnh.

Để mọi người có được hàng trúc quân tử đẹp các bạn có thể theo dõi phương pháp trồng dưới đây.
là loài cây nằm trong bộ tứ bình (Tùng, Cúc, Trúc, Mai) đây chính là bốn loài cây đi vào quy phạm nghệ thuật truyền thống văn hoá Phương Đông. cây trức quân tử là hình ảnh tiêu biểu của những người quân tử. Hình ảnh của cây trúc mang lại trí tuệ, sự uyên bác thâm thúy, sự vững vàng chắc chắn khi gặp nghịch cảnh. Nhưng bao hàm cả ý nghĩa may mắn cho công danh thi cử, chống lại những kẻ tiểu nhân, thị phi.

Trúc quân tử có thân rễ dài, bụi thưa, măng nhỏ, cành nhánh mềm mại, cong Lá giống như lá tre, nhưng gần như không có cuống, phía đầu lá nhọn, có bẹ ôm thân, màu xanh bóng, gân có hình vòng cung.
Hoa mọc thành cụm nhiều bông, rất thích hợp trồng làm cây cảnh sân vườn, hàng rào, lối đi.

Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa ánh sáng, nhu cầu nước trung bình, được nhân giống bằng phương pháp tách bụi.

1. Trồng cây trúc quân tử như sau:

– Đất để trồng cây trúc quân tử là hỗn hợp xơ dừa + trấu đen + trấu sống + đất thịt và phân hữu cơ theo tỷ lệ (40: 30: 10:10:10) trộn với nhau và đã qua thời gian ủ để hoai, mục. (kèm theo vôi ủ, ủ nhiệt, tưới nước,…)


– Đào hố rộng cách bầu cây từ 10 đến 20cm, sâu hơn bầu cây từ 10 đến 15cm và cho hỗn hợp đất trồng cây vào hố. Nếu trồng vào bồn thì lưu ý là bồn phải được thoát nước tốt.

– Dùng dao rạch túi bầu (Không làm vỡ bầu đất) và cho bầu cây xuống hố sao cho mặt đất tự nhiên và bầu đất của cây ngang bằng với nhau (Không nên để bầu đất thấp hơn mặt đất tự nhiên hoặc quá cao so với mặt đất tự nhiên).

– Dùng hỗn hợp đất trồng cây đổ lên và nén chặt bầu đất bằng tay.
– Sau khi trồng xong cần tưới nước thật đẩm trước khi vệ sinh khu vực trồng.

Thường dưới chân – gốc của hàng trúc quân tử có thể trồng xen kẻ cây dương xỉ che bớt phần thân gốc trống của cây trúc và tạo nên sự xanh mát cho hàng rào.

2. Chăm sóc hàng trúc quân tử

Cây trúc quân tử với bộ rễ nổi và lá nhiều, nếu trồng bồn thì đất ít do đó cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng, bổ sung đất và phân trộn với đất vào gốc cây/ bồn hoa. Đất: đất mùn, than bùn hoặc cát pha, giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, pH từ 5.5-7. Bón phân hữu cơ thường xuyên, 2 tuần/ lần giúp cây tăng trưởng khỏe mạnh.

Không nên trồng trúc quân tử nơi thiếu sáng. Ánh sáng: ánh sáng mặt trời đầy đủ hoặc bóng râm với 70% độ sáng. Khi trồng cây trúc quân tử bạn nên trồng tại những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời như vậy cây sẽ cho lá cứng cáp, thân cây càng đẹp hơn. Không nên trồng tại những nơi có nhiều bóng râm vì khi đó cây sẽ bị muội đen và thân cây yếu đi nhiều hơn.


Nhu cầu nước: Tưới nước một cách cẩn thận. Cây trúc quân tử thích ẩm, nhưng đất không ẩm ướt. Nó kém phát triễn khi đất quá ẩm ước hoặc sũng nước, vì thế nên trồng chúng trên đỉnh dốc (nếu trồng trong chậu thì vung gốc cây cao hơn mặt đất). Nếu lá bắt đầu cuộn tròn, cây cần nhiều nước hơn.


3. Cắt tỉa và sâu bệnh trên cây trúc quân tử:

Cây trúc quân tử phát triển khá nhanh, thường xuyên cắt tỉa để giữ được hình dáng bạn mong muốn. Cần bón phân thúc đẩy sự phát triển của lá và thân cây.


Định kỳ khoảng 30 ngày nên phun phân bón lá cho cây, ngoài ra cần bón phân vi sinh tổng hợp với chu kỳ 30 đến 40 ngày một lần.

Bệnh thường thấy ở cây trúc quân tử là cháy lá – khô đầu lá hoặc bệnh rầy trắng.

Lá bị cháy khô đầu là do thiếu dinh dưỡng và nước. Cần tăng cường số lần tưới nước cho cây. Những chùm lá khô nên được cắt tỉa đi. Bón phân, đất bổ sung dưỡng chất cho cây ra lá mới.

Nếu cây trúc quân tử bị rệp thì phải dùng thuốc chuyên trị xịt cho cây. Trường hợp nếu trồng trong gia đình, bạn có thể dùng phương pháp thủ công để loại bỏ như sau:

– Xịt nước mạnh vào chùm cây- lá bị bệnh rệp.
– Có thể cắt bỏ bớt đi chùm lá bị bệnh nặng
– Dùng chỗi cứng quét tại những nách lá có rệp bám
– Dùng chai xịt muỗi/ côn trùng để xịt lên bụi cây bị rệp.

Lưu ý: phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm bệnh và dễ bị tái lại vì vẫn còn trứng rệp trong nách, bẹ thân cây. Và thậm chí khi quét hoặc thổi rệp bằng nước thì vô tình làm cho những con rệp này có thể bay và lây sang những cây khác hoặc cây nhà lân cận.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét